Thường trực HĐND tỉnh vừa có kết luận về định hướng phát triển một số sản phẩm du lịch của tỉnh sau khi làm việc với Sở VHTTDL. Kết luận nhấn mạnh sự chủ động phối hợp của cơ quan quản lý chuyên ngành với các ban, ngành liên quan để tạo chuỗi sản phẩm mới lạ thu hút khách du lịch.
Du khách tham quan địa đạo Long Phước. |
Ông Nguyễn Văn Sơn, Phó Giám đốc Sở VHTTDL cho biết, hiện nay, BR-VT đã có hệ thống cơ sở vật chất cho du lịch đồng bộ; đội ngũ quản lý, phục vụ chuyên nghiệp. Các sản phẩm du lịch chủ yếu được hình thành và phát triển trên cơ sở khai thác tiềm năng tự nhiên và nhân văn theo quy hoạch, có chọn lọc và bảo đảm tính bền vững với 3 sản phẩm du lịch chính gồm: du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí cuối tuần; kiến thiết tỉnh bằng cách mua xo so Vung Tau để làm cho nền du lịch ngày càng phát triển, du lịch sinh thái biển, rừng và du lịch văn hóa, tham quan, lễ hội.
BR-VT có những sản phẩm, điểm đến khác biệt so với các tỉnh có cùng lợi thế biển, đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách trong và ngoài nước. BR-VT còn có 44 di tích văn hóa lịch sử đã được xếp hạng, trong đó có 30 di tích cấp quốc gia và 1 di tích cấp quốc gia đặc biệt. Nhiều di tích đang thu hút đông khách tham tham quan như: Hệ thống nhà tù Côn Đảo, đình thần Thắng Tam, địa đạo Long Phước, tượng chúa Kito trên đỉnh núi Nhỏ, Bạch Dinh. Bên cạnh đó, khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu - Phước Bửu, Núi Dinh, Vườn quốc gia Côn Đảo cũng chứa đựng những giá trị độc đáo, đặc sắc mà tất cả các tỉnh, thành có thế mạnh về du lịch biển không thể có được. Ngoài ra, BR-VT cũng có những sản phẩm du lịch khác biệt, như Nhà Lớn Long Sơn và tín ngưỡng ông Trần. Trải qua hơn 100 năm kể từ ngày ông Trần đến khai phá ấp Bà Trao (nay là xã Long Sơn, TP. Vũng Tàu), và xây dựng quần thể Nhà Lớn, đến nay những phong tục của cư dân trên đảo như mặc áo bà ba đen, tóc búi củ hành, đầu trần, chân đất, nếp sinh hoạt cộng đồng và kiến trúc xây dựng theo lối cổ tương tự đình làng Bắc bộ… luôn chứa đựng nhiều bí ẩn, kích thích óc khám phá của du khách. Cuộc sống cư dân trên đảo gắn liền với sông nước và nghề nuôi trồng thủy hải sản, trong đó nhiều nhất là nuôi hàu và hệ sinh thái rừng ngập mặn ven sông Chà Và, sông Dinh cũng rất đáng để du khách thưởng ngoạn.
Tuy vậy, ngành du lịch phát triển chưa tương xứng với tiềm năng. Sản phẩm du lịch nghèo nàn, thiếu sản phẩm đặc sắc để giữ chân khách, do đó, lượng khách đến BR-VT nhiều nhưng chủ yếu là khách bình dân, đi về trong ngày, thời gian lưu trú ít. Các dự án du lịch được cấp chứng nhận đầu tư nhiều nhưng còn trùng lắp về loại hình, thiếu sản phẩm mới lạ. Những dự án có tầm cỡ và quy mô, phù hợp với yêu cầu thì ngưng trệ, không thể triển khai. Các di tích ít được trùng tu để gắn với phát triển du lịch. Những hạn chế, bất cập nêu trên có nhiều nguyên nhân: các cấp chính quyền chưa thật sự đầu tư đúng mức; các doanh nghiệp du lịch thiếu chủ động, trông chờ, ỷ lại vào nhà nước, chỉ mới tập trung khai thác dịch vụ lưu trú vì không cần đầu tư nhiều nhưng cuối tuần vẫn đón được khách. Về khách quan, các di tích nhiều nhưng nhỏ lẻ, khó khai thác (trừ hệ thống nhà tù Côn Đảo); vị trí địa lý BR-VT không nằm trên hành lang Nam - Bắc nên khó kết nối tour trong khi hệ thống giao thông nối BR-VT và các tỉnh miền Đông Nam bộ - Đồng bằng sông Cửu Long thuận tiện, dễ dàng đi về trong ngày…
Theo ông Trần Thanh Bình, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh, để du lịch BR-VT cạnh tranh được với các địa phương có cùng lợi thế trong việc thu hút du khách, nhất là khách có mức chi tiêu cao lưu lại dài ngày, Sở VHTTDL cần đánh giá lại thế mạnh của từng loại hình du lịch, xây dựng lộ trình phát triển, cân đối nguồn nhân lực, chiến lược quảng bá phù hợp; tổ chức điều tra xã hội học nhu cầu, thị hiếu của du khách đến BR-VT, từ đó tham mưu xây dựng chiến lược về sản phẩm; chủ động phối hợp với Sở Kế hoạch - Đầu tư tham gia từ đầu trong việc xét chọn các dự án đầu tư về du lịch bảo đảm tính bổ trợ về sản phẩm, dịch vụ tạo sự liên hoàn, đa dạng, độc đáo trong phạm vi vùng, địa bàn… “Sở VHTTDL cần đề xuất UBND tỉnh xây dựng đề án củng cố phát triển ngành du lịch, xác định thực trạng, đánh giá hệ thống sản phẩm, dịch vụ hiện có, bao gồm cả hệ thống di tích, từ đó, đề xuất xây dựng sản phẩm tạo sự khác biệt để thu hút khách trong thời gian tới”, ông Trần Thành Bình nhấn mạnh.
Bài, ảnh: ĐĂNG KHOA
0 nhận xét :
Đăng nhận xét